Đánh giá 0
Tỉ lệ phản hồi 90%
Tham gia 1 năm 6 tháng 2 ngày trước
Sản phẩm 3
Thời gian phản hồi Trong vài giờ

Tinh Dầu Tràm Gió Lộc Phúc 10ml

|
0 Đã bán

50.000 

còn 50 hàng

Số lượng -
+
Thêm vào giỏ hàng Mua ngay

THÔNG TIN SẢN PHẨM

Tên tiếng Việt: tinh dầu tràm gió

Tên tiếng Anh: Cajeput Essential Oil

Tên khoa học: Melaleuca cajuputi

Phương pháp: chưng cất lôi cuốn hơi nước

Chiết xuất: lá cây tràm gió

Màu: vàng lục

Mùi: thơm mạnh, vị cay, tính ấm

Thành phần:  Eucalyptol (Cineole) chiếm 5 – 60% và α-Terpineol chiếm 5-12%

Phân tích thành phần hóa học của dầu Tràm gió có rất nhiều chất, nhưng có hai hoạt chất quan trọng có tác dụng là Eucalyptol ( Cineole) chiếm 35-60% và α-Terpineol chiếm 5-12%. Eucalyptol có tác dụng sát khuẩn nhẹ, long đàm, có hương thơm và mùi vị dễ chịu nên được dùng trong nhiều loại thuốc ho, nước súc miệng và mỹ phẩm… Hoạt chất α-Terpineol chiết xuất từ tinh dầu tràm chính là nguyên liệu để sản xuất nhiều thuốc sát khuẩn và nấm đặc hiệu dưới hai dạng sử dụng: bôi thoa trực tiếp hay dạng xông hít bay hơi.

CÁCH DỬ DỤNG TINH DẦU TRÀM GIÓ

Xông hương: Nhỏ 5 -6 giọt tinh dầu vào đèn xông tinh dầu hoặc máy khuếch tán để hương thờm lan tỏa trong 30 – 60 phút. Hay nhỏ vài giọt tinh dầu lên giấy ăn, bông gòn giúp lan tỏa mùi hương khoảng cách gần. Tinh dầu giúp thư giãn, tinh thần tỉnh tảo, tập trung, làm mới không kí và đuổi côn trùng.

Xông hơi: Thêm 3-5 giọt tinh dầu vào tô nước nóng (hoặc máy xông mặt) để cách mặt 20-25cm rồi trùm kín bằng khăn, hít thở sâu trong 5-10 phút giúp điều trị bệnh hô hấp, phòng cảm lạnh, nhiễm trùng và giảm đau.

Bôi ngoài da khi bị côn trùng căn: Bôi trực tiếp tinh dầu tràm giúp giảm sưng, viêm, ngứa tại nơi bị côn trùng cắn

Massage cơ thể: Pha tinh dầu tràm gió với dầu nền ( Dầu dừa, dầu oliu, dầu jojopa…) để tạo hỗn
hợp dầu massage giúp da mềm mịn, thư giãn, giảm mệt mỏi.

Giảm đau, giải cảm: Xoa đều tinh dầu 2 bên Thái Dương để giảm đau đầu, nghẹt mũi. Hay dùng để giảm đau bằng lượng vừa đủ rồi xoa lên các vùng bị đau, thấp khớp, gout và đau do co thắt trong kinh nguyệt.

Tắm : Nhỏ 5-10 tinh dầu với bồn nước ấm để ngâm mình giảm stress, trị mẩn ngứa.

– Súc miệng: Thêm 3 giọt tinh dầu vào nước ấm dùng để súc miệng hoặc kem đánh chống hôi miệng, viêm lợi, loét miệng.

– Rửa vết thương: Pha tinh dầu với nước ấm với nồng độ 0,2% để rửa vết thương giúp sát khuẩn, chống nhiễm trùng.

– Vệ sinh nhà cửa: nhỏ vài giọt tinh dầu nguyên chất vào chậu nước dùng để lau nhà giúp diệt khuẩn và làm cho căn nhà thơm hơn.

– Sử dụng Tinh dầu Tràm gió cho Trẻ em: 

+ Tắm cho trẻ: Cho 3 giọt tinh dầu Tràm vào thau tắm đã có nước ấm để tắm cho bé. 

+ Sau khi tắm xoa 1-2 giọt tinh dầu Tràm gió vào lưng, lòng bàn chân để giữ ấm cho bé, đồng thời để bé cảm
thấy thoải mái, thư giãn.

+ Sổ mũi, cảm: xông 3-5 giọt tinh dầu Tràm với đèn xông hoặc máy khuếch tán, hoặc cho 1-2 giọt vào chăn, gối
nơi bé ngủ.

+ Trị ho: Xoa 1 giọt dầu ở lưng và ngực cho bé một cách nhẹ nhàng.

+ Trị kiến, muỗi cắn: Xoa ngay chỗ bị cắn của bé.

MỘT SỐ LƯU Ý KHI SỬ DỤNG TINH DẦU TRÀM GIÓ

– Không bôi tinh dầu lên vết thương hở

– Tránh tiếp xúc gần với mặt, mắt và mũi của bé

– Pha loãng tinh dầu trước khi sử dụng trực tiếp trên da

– Ngưng sử dụng ngay khi tinh dầu có mùi và màu lạ hoặc xảy ra dị ứng, kích ứng

– Bảo quản tinh dầu tràm gió ở nơi khô ráo thoáng mát, tránh tiếp xúc với nhiệt độ cao và ánh nắng trực tiếp

– Đậy kín lọ sau khi sử dụng.

** Bảo quản xa tầm tay trẻ em

Đánh giá sản phẩm

0.0Trên 5
Tất cả 5 sao (0) 4 sao (0) 3 sao (0) 2 sao (0) 1 sao (0) Có bình luận

Chưa có đánh giá nào.

Các sản phẩm khác của doanh nghiệp

Sản phẩm tương tự

Sản phẩm vừa xem

Sản phẩm bán chạy