Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.
Hiệu quả các hoạt động Sàn giao dịch Thương mại điện tử năm 2022.
Bám sát Kế hoạch phát triển thương mại điện tử tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2021-2025, ngày 06/4/2022, Sở Công Thương Quảng Bình đã ban hành Kế hoạch số 547/SCT-TM về việc triển khai các hoạt động Thương mại điện tử năm 2022.
Năm 2022, Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại đã triển khai các nội dung nhiệm vụ kế hoạch đảm bảo hiệu quả cao: Nâng cao năng lực quản lý và tổ chức hoạt động thương mại điện tử; Xây dựng thị trường và nâng cao lòng tin người tiêu dùng trong thương mại điện tử; Đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử hỗ trợ mặt hàng xuất khẩu chủ lực, mở rộng tiêu thụ cho hàng hóa trong tỉnh và thúc đẩy phát triển thương mại điện tử; Phát triển và ứng dụng công nghệ mới trong Thương mại điện tử, hỗ trợ quá trình chuyển đổi số của doanh nghiệp; Phát triển nguồn nhân lực cho Thương mại điện tử.
Nhằm Đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử hỗ trợ mặt hàng xuất khẩu chủ lực, mở rộng tiêu thụ cho hàng hóa trong tỉnh và thúc đẩy phát triển thương mại điện tử. Trung tâm đã Hỗ trợ 08 doanh nghiệp áp dụng các giải pháp công nghệ số (công nghệ mã QR code) để truy xuất nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm; Hỗ trợ xây dựng các “Gian hàng Việt trực tuyến” gồm các sản phẩm chủ lực, sản phẩm CNNT tiêu biểu, OCOP trên một số Sàn TMĐT lớn, có uy tín của Việt Nam, theo đó đã hỗ trợ 05 doanh nghiệp xây dựng “Gian hàng Việt trực tuyến” trên sàn Thương mại điện tử Shopee.
Gian hàng trực tuyến của Hợp tác xã sản xuất nấm sạch và kinh doanh nông nghiệp Tuấn Linh trên Shopee.
Bắt kịp xu hướng bùng nổ của thương mại điện tử trong kỷ nguyên số, Triển khai Quyết định số 1623/QĐ-UBND ngày 16/6/2022 của UBND tỉnh Quảng Bình về việc phê duyệt Nâng cấp tính năng Sàn Giao dịch thương mại điện tử Quảng Bình. Sàn giao dịch Thương mại điện tử tỉnh Quảng Bình hiện có chức năng tạo, quản lý gian hàng, cho phép doanh nghiệp đăng tải sản phẩm, dịch vụ, quản lý số lượng, điều chỉnh giá bán, tạo khuyến mãi, trang trí gian hàng, quản lý bán hàng một cách nhanh chóng, dễ dàng và chuyên nghiệp, chú trọng vào trải nghiệm của người dùng trên cả phiên bản website và phiên bản thiết bị di động, cho phép người mua tạo tài khoản mua hàng, quản lý giỏ hàng, đặt hàng hoá, dịch vụ một cách thuận tiện; tính năng thanh toán thông qua qua sàn giao dịch TMĐT với các hình thức thanh toán phổ biến, dễ dàng và nhanh chóng; tính năng liên kết với các đối tác cung cấp dịch vụ vận chuyển để giao nhận hàng, theo dõi tình trạng đơn hàng trực quan, chính xác theo thời gian thực; tính năng đánh giá sản phẩm, đánh giá doanh nghiệp, đánh giá khách hàng khi mua hàng hoá,dịch vụ tại sàn giao dịch TMĐT để cung cấp thông tin khách quan cho khách hàng, doanh nghiệp, gia tăng sự uy tín và độ tin cậy của doanh nghiệp cũng như khách hàng khi giao dịch; tính năng tìm kiếm/đề xuất sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ phù hợp tương ứng với nhu cầu của khách hàng; tính năng trao đổi trực tiếp giữa doanh nghiệp và khách hàng ngay trên sàn giao dịch TMĐT; tính năng thông báo khi có giao dịch diễn ra; tính năng liên kết, chia sẻ sản phẩm trên sàn giao dịch TMĐT với mạng xã hội để tăng hiệu quả tiếp thị, truyền thông, tạo cơ hội lan toả sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp và thương hiệu của doanh nghiệp trên internet…
Đa dạng các sản phẩm nông sản Quảng Bình có mặt trên sàn thương mại điện tử.
Để hỗ trợ doanh nghiệp phát triển thương hiệu trên môi trường internet thông qua kênh truyền thông marketing trên nền tảng số.Trung tâm đã xây dựng Fangage quảng bá phát triển thương hiệu cho 05 doanh nghiệp.
Fangage của Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại.
Nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia Sàn giao dịch TMĐT có hiệu quả, năm 2022, Trung tâm đẩy mạnh Tổ chức 01 lớp tập huấn cho doanh nghiệp thành viên Sàn giao dịch TMĐT tỉnh về nghiệp vụ, kỹ năng thao tác ứng dụng trong mua bán trực tuyến và chăm sóc khách hàng trên Sàn.
Theo đánh giá cả các Hợp tác xã, doanh nghiệp: Sau khi đưa sản phẩm lên sàn giao dịch thương mại điện tử, người tiêu dùng khắp nơi dễ dàng tiếp cận, tìm hiểu địa chỉ sản xuất, chất lượng sản phẩm. Việc đưa nông sản lên sàn thương mại điện tử giúp doanh nghiệp tiêu thụ hàng hóa nhiều hơn, khách hàng nhiều hơn, tiện lợi hơn, góp phần tăng giá trị sản phẩm nông nghiệp lên 20-30% so với tiêu thụ nông sản theo cách truyền thống.
Trong thời gian tới, Trung tâm sẽ tiếp tục triển khai các giải pháp nhằm hỗ trợ, thúc đẩy việc ứng dụng rộng rãi thương mại điện tử trong doanh nghiệp và cộng đồng dân cư trên địa bàn tỉnh; tăng cường nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về thương mại điện tử, đồng thời bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng khi ứng dụng thương mại điện tử; hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn hiện đại hóa hệ thống phân phối, nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng thị trường nội địa, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.
Quảng bá, bán hàng trực tuyến thông qua các sàn thương mại điện tử không những mở thêm cơ hội mới, còn giúp hợp tác xã, doanh nghiệp giới thiệu sản phẩm, đa dạng hóa các kênh tiêu thụ, mở rộng thị trường, hướng tới nhiều đối tượng người tiêu dùng khắp các vùng miền trong và ngoài nước. Đây là hướng đi mới, góp phần nâng cao thu nhập, thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp một cách bền vững./.
Minh Tâm – TTKC&XTTM